Cách bảo quản dàn karaoke gia đình đúng và hiệu quả nhất

Hiện nay, hầu như mỗi gia đình đều có cho mình một hệ thống dàn âm thanh karaoke đáp ứng nhu cầu giải trí, ca hát tại nhà. Tuy nhiên cách bảo quản, vệ sinh các thiết bị như thế nào để luôn đạt chất lượng tốt nhất thì không phải ai cũng biết. Hãy để Bảo Châu Elec chia sẻ đến bạn một bài kiến thức cần lưu ý nhé !



Một hệ thống karaoke chất lượng sẽ khó tránh khỏi hư hỏng nếu bạn không biết cách chăm sóc đúng nhất. Đặc biệt những thiết bị như loa karaoke lại rất nhạy cảm, việc sử dụng và bảo quản tốt sẽ giúp các thiết bị luôn phát huy tối đa sức mạnh của mình, đảm bảo chất lượng âm thanh tốt nhất khi sử dụng.

Cách bảo quản dàn karaoke gia đình hiệu quả

Bảo quản dàn karaoke khi mùa mưa đến

Hệ thống âm thanh karaoke gia đình bao gồm các thiết bị như loa karaoke, cục đẩy, vang số (hoặc amply), đầu CD, micro…khi gặp các môi trường ẩm ướt hoặc dính nước rất dễ hư hỏng, chập cháy. Do vậy bạn cần lưu ý cắm các thiết bị ở chế độ chờ và duy trì hàng ngày để hệ thống âm thanh hoạt động trong quảng thời gian nhất định.

Bảo quản dàn âm thanh mùa mưa bão

Việc này sẽ giúp nguồn điện trong máy được hoạt động và sinh nhiệt sẽ sấy thiết bị không bị ẩm ướt. Hoặc có thể sử dụng điều hòa, máy hút ẩm để không gian xung quanh dàn luôn khô thoáng.

Sử dụng máy hút ẩm trong không gian

Độ tương thích giữa loa karaoke và amply

Sự tương thích giữa các thiết bị âm thanh như loa karaoke và amply là yếu tố vô cùng quan trọng. Để các thiết bị có thể hoạt động tốt bạn nên lựa chọn công suất amply bằng tổng công suất các loa hoặc lớn hơn từ 50 - 100W.

độ tương thích giữa loa karaoke và amply

Việc tải quá nhiều loa sẽ khiến amply phải gồng mình làm việc với công suất tối đa liên tục gây rất nhiều tổn hại cho thiết bị, mà chất lượng âm thanh cũng không được đảm bảo. Và để thiết bị có độ nghỉ phù hợp, nên để loa hoạt động tối đa 80% công suất.

Dàn karaoke gia đình

Dàn âm thanh hoạt động quá lâu

Khi hoạt động với một khoảng thời gian dài các thiết bị âm thanh sẽ liên tục bị nóng lên dẫn đến tình trạng quá tải. Bạn có thể cho hệ thống của mình nghỉ ngơi trong khoảng thời gian nhất định để đảm bảo chất lượng của các thiết bị.

Các thiết bị hoạt động với thời gian quá lâu

Việc đấu nối các thiết bị

Vấn đề đầu tiên cần lưu ý chính là việc đấu kết nối. Đấu nối chính là các jack cắm của amply với loa, không để các thiết bị đè lên nhau, cần điều chỉnh âm lượng ở mức nhỏ nhất trước khi tắt mở dàn âm thanh.

Việc đấu nối các thiết bị

Bạn cũng cần chú ý cẩn thận các đầu nối của dây dẫn, tránh làm cho các thiết bị ngắt mạch. Dây dẫn cũng cần được bảo quản, tránh tính trạng đứt, chất lượng kém khiến các thiết bị kết nối yếu, âm thanh không đạt hiệu quả cao nhất.

Cách bảo quản dàn karaoke gia đình

Amply tải quá nhiều loa

Đây là vấn đề vô cùng nghiêm trọng khi amply phải kéo theo rất nhiều loa trở nên quá tải mức công suất cho phép gây ra hỏng hóc với cả các thiết bị khác.

Cách bảo quản dàn karaoke gia đình

Bạn có thể sử dụng 1 đôi loa với 1 amply 2 kênh, 2 đôi loa với amply 4 kênh, khi lắp đặt cần tuân thủ các thông số kỹ thuật và độ tương thích giữa các thiết bị.

Khi phối ghép cần tuân thủ thông số kỹ thuật

Tác động của ánh sáng đến loa

Những thiết bị loa làm bằng cao su hoặc xốp khi gặp những vấn đề như kia cực tím sẽ bị ảnh hưởng. Ánh sáng từ mặt trời, đèn neon…khi chiếu vào màng loa sẽ khiến tuổi thọ gân loa rút ngắn, do vậy bạn cần lưu ý che chắn, bảo vệ màng loa thật tốt, tránh tác nhân ánh sáng tiêu cực từ môi trường bên ngoài.

Cách bảo quản dàn karaoke

Vệ sinh các thiết bị loa karaoke

Bụi bẩn từ môi trường bên ngoài khi bám vào các thiết bị loa không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh trong dàn. Bạn nên để loa ở nhưng nơi ít bụi và thường xuyên lau chùi các thiết bị âm thanh để tránh bám bụi, hư hỏng.

Vệ sinh loa thường xuyên

 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét